Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
TỈNH AN GIANG
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Liên kết sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ nông sản

30/03/2020 |

(Cổng TTĐT AG)- Thời gian qua, An Giang đã tích cực mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh xây dựng vùng sản xuất tập trung, liên kết sản xuất ổn định. Xúc tiến, đào tạo, bồi dưỡng tập huấn thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ lập dự án, kế hoạch liên kết sản xuất để hưởng các chính sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có năng lực, uy tín tiếp cận vùng sản xuất tập trung, gắn bó lâu dài với vùng nguyên liệu.

Đặc biệt trong tình hình giá lúa có chiều hướng bất lợi cho nông dân trong những năm gần đây, thực hiện liên kết sản xuất thông qua hợp đồng với doanh nghiệp là hướng đi nhằm ổn định thị trường lúa gạo. Việc đảm bảo đầu ra của nông sản cũng là cơ sở để chuyển dịch hiệu quả từ cây lúa sang các loại cây trồng khác.

Responsive image

Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn hợp tác tiêu thụ lúa với nông dân

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tinh Nguyễn Sĩ Lâm cho biết: "Tỉnh tăng cường vận động nông dân sản xuất theo các quy trình của doanh nghiệp và thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp. Nâng chất các HTX, tổ hợp tác về năng lực quản lý, điều hành; thực hiện nhiều dịch vụ. Xây dựng cánh đồng lúa, nếp, phát triển các ngành hàng trong sản xuất nông nghiệp, chú trọng phát triển sản xuất gắn liền với các giải pháp về thị trường và tiêu thụ nông sản".

Qua đó, đã xây dựng các điển hình về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ giữa nông dân và HTX với doanh nghiệp làm điểm để nhân rộng, như: Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn với nông dân và HTX tại xã An Bình (huyện Thoại Sơn), Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình với nông dân và HTX tại xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành), Công ty Angimex-Kitoku với nông dân và các tổ hợp tác tại TP. Long Xuyên và huyện Thoại Sơn trong tiêu thụ lúa Nhật, Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương với nông dân tại xã Tân Lập (huyện Tịnh Biên). Liên kết với Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu để tiêu thụ xoài, đặt biệt là đã xuất khẩu xoài vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Úc và Hàn Quốc.

Đối với ngành hàng lúa gạo, diện tích sản xuất liên kết với doanh nghiệp: năm 2016 chiếm 43.210 ha (đạt 6,46% diện tích sản xuất lúa), sản lượng 262.717 tấn; năm 2017, còn 33.531 ha (đạt 5,23%), sản lượng 203.533 tấn; năm 2018, còn 30.333 ha (đạt 4,83%), sản lượng 189.278 tấn; năm 2019, tăng 35.000 ha (đạt 6% diện tích). Diện tích còn lại tiêu thụ chủ yếu qua thương lái, qua trao đổi giữa nông dân với nông dân. Năm 2018 có 40 doanh nghiệp triển khai tiêu thụ lúa thông qua hợp đồng với diện tích 12.575 ha; năm 2019 có 27 doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện 5.238 ha.

Nhiều doanh nghiệp thực hiện rất tốt liên kết trong nhiều năm liền như: Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Angimex-Kitoku, Công ty TNHH lương thực Tấn Vương, Công ty Cổ phần Gentraco.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mô hình liên kết cả chuỗi sản xuất-tiêu thụ gắn liền với phát triển HTX kiểu mới điển hình là Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, hàng năm công ty liên kết sản xuất khoảng 10.000 ha. Công ty đã thành lập 4 HTX kiểu mới, cử cán bộ tham gia điều hành HTX, hướng dẫn nông dân sản xuất, thực hiện các dịch vụ sản xuất và tiêu thụ để liên kết với doanh nghiệp. Giá lúa bao tiêu của công ty luôn đảm bảo bằng đến cao hơn so thị trường. Riêng một số giống lúa như: LT18, công ty cam kết thu mua với giá cố định 6.500 đồng/kg lúa tươi (trong khi thương lái thu mu lúa chất 

Theo ông Sĩ Lâm: với diện tích 503 ha xoài được chứng nhận VietGap, 34 mã số (code) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở các vùng trồng trồng xoài với 972,105 ha, ngành nông nghiệp đã tích cực phối hợp các doanh nghiệp, công ty để xuất khẩu xoài như: Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu, Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường, Cty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp, Cty TNHH Hoàng Phát Fruit... và đã xuất khẩu vào một số thị trường như Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc. Năm 2019 đã liên kết tiêu thụ gần 8.100 tấn xoài. Ngoài ra, Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đã liên kết với HTX dịch vụ nông nghiệp Long Bình tiêu thụ xoài keo để chế biến nước ép xoài.

Đối với ngành hàng cá tra, toàn tỉnh có 1.200 ha nuôi cá tra, cho sản lượng khoảng 424 ngàn tấn; có 17 doanh nghiệp với 23 nhà máy chế biến cá tra đạt tổng công suất thiết kế 320.000 tấn thành phẩm/năm. Trong đó, doanh nghiệp đã đầu tư và liên kết với 69 hộ dân xây dựng vùng nguyên liệu ổn định với hơn 206 ha. Điển hình như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai liên kết 20 hộ dân nuôi 40 ha cá tra; Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn liên kết 8 hộ nuôi 53 ha cá tra; Công ty Cổ phần Nam Việt có 11 vùng nuôi cá tra 32 ha; Công ty Agifish liên kết 9 hộ nuôi 16ha cá tra. Ngoài ra còn một số công ty khác như: Afiex, CP, Biển Đông, Vinca, Hiệp Thanh, Hoàn Long, Hải Sáng, Đông Á, Việt Thắng... liên kết canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tỉnh cũng hình thành các trại heo thịt, gà thịt nuôi gia công cho Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam như: doanh nghiệp chăn nuôi Hoàng Vĩnh Gia, An Khang, An Tâm; mỗi lứa xuất khoảng 10.000 con heo thịt, 50.000 con gà thịt. Công ty CP cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú ý, hướng dẫn kỹ thuật; các doanh nghiệp tham gia đầu tư mặt bằng, chuồng trại, trang thiết bị, công nhân; heo, gà xuất chuồng cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh theo hệ thống của Công ty CP. Riêng Công ty Cổ phần XNK nông sản An Giang (Afiex) có trại chăn nuôi heo khoảng 4.000 con và cơ sở giết mổ tập trung, hợp đồng với các siêu thị, sau đó giết mổ ra heo mảnh giao cho siêu thị.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: mặc dù vậy, nhiều nông dân chưa thật tin tưởng nên hạn chế tham gia liên kết sản xuất, còn thói quen bán nông sản qua thương lái. Quy mô sản xuất của nông dân còn nhỏ lẻ gây khó khăn đến sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp dẫn đến việc mở rộng diện tích qua các năm rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất với nông dân và HTX nông nghiệp. Một số doanh nghiệp có đăng ký nhưng thực tế triển khai luôn luôn thấp hơn diện tích đăng ký ban đầu, gây nhiều khó khăn trong công tác vận động nông dân của các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể ở địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư khẳng định, mục tiêu thời gian tới các sản phẩm nông nghiệp của An Giang phải liên kết theo chuỗi giá trị. Để đạt được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục rà soát, mời gọi doanh nghiệp tham gia làm đầu tàu trong chuỗi liên kết. Hội Nông dân học tập mô hình HTX đa ngành, rà soát chọn 20/727 tổ hợp tác hoạt động mạnh, đề xuất thành lập HTX.../.

Hạnh Châu

 


Các tin khác

9fd75d51-5494-4cae-a2d1-b637f93fe060

Liên kết sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ nông sản

2020/03/30/lksxhttthunsan.jpg