Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
TỈNH AN GIANG
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Tổng quan

Người Việt bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay chưa thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên theo truyền thuyết dân gian và một số vết tích còn lại, thì đã có một số nhóm người Việt gốc miền Trung vào đây từ rất lâu.

Mặc dù cuộc sống ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn kiên trì tìm đất sống. Họ ở rải rác dọc theo bờ sông Tiền và sông Hậu.

Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, đã thấy có người Việt ở vùng Bình Mỹ (Châu Phú), vùng Châu Đốc và vùng cù lao Cây Sao (cù lao Ông Chưởng). Tương truyền khi thuyền quân xuôi dòng Cửu Long (1700), Nguyễn Hữu Cảnh ghé lại những nơi có người Việt ở để thăm hỏi và khích lệ mọi người giữ tình thân thiện dù không cùng chủng tộc. Ông cũng cho phép một số binh phu được ở lại theo ven sông vùng Châu Phú, Châu Đốc, Tân Châu, Chợ Mới cày cấy làm ăn.

Lưu dân ở vùng Cù lao Ông Chưởng được gọi là dân “hai huyện” (Phước Long và Tân Bình).(Đọc tiếp....)

Điều kiện tự nhiên

An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng.

Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3° ; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1° . Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38° ; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18° (năm 1976 và 1998).

Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.(Đọc tiếp....)

Xem thêm:

- Đặc điểm địa chất

- Tài nguyên khoáng sản

- Đặc điểm nhóm đất

Lịch sử An Giang

Sách Đại Nam nhất thống chí viết về An Giang như sau: “Xưa là đất Tầm Phong Long, năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tôn dâng đất nầy, đặt làm đạo Châu Đốc, vì đất ấy có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương”

Năm Mậu Thìn 1808, Gia Long đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành. Gia Định thành thống quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Tỉnh An Giang ( ngày nay) lúc bấy giờ thuộc trấn Vĩnh Thanh. Năm Nhâm Thìn 1832, Minh Mạng đổi " Ngũ trấn" thành " Lục tỉnh" gồm : Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

Sách Đại Nam nhất thống chí viết “ Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất nầy cùng với huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long đặt làm phủ Tuy Biên và Tân Thành ; đặt bốn huyện là Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An lập tỉnh An Giang, đặc chức An Hà Tổng đốc, thống lĩnh 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty Bố chánh, Án sát”. (Đọc tiếp....)

Xem thêm:

- Lịch sử định cư và phân bố dân cư

Địa giới hành chính

An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo, nhân dân giàu lòng yêu nước, được Nhà nước phong tặng danh hiệu " Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" ngày 02/10/2000.

Phía Bắc tây bắc giáp vương quốc Campuchia dài 104 km, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734 km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km. Gồm 420 tuyến địa giới hành chính cấp xã dài 1.694,463 km; trong đó: 259 tuyến xã trong nội huyện dài 1.159,079 km, 21 tuyến huyện dài 313,233 km và 3 tuyến tỉnh dài 222,151 km. được xác định bằng 461 mốc địa giới các cấp gồm 39 mốc cấp tỉnh, 89 mốc cấp huyện và 333 mốc cấp xã.

Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10057' ( xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10012' ( xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực tây trên kinh độ 1040 46' ( xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn(. cực Đông trên kinh độ 105035' ( xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới).(Đọc tiếp....)

Bản đồ hành chính
Quy chế, tổ chức, hoạt động của UBND Tỉnh An Giang

Để xác lập ngày truyền thống Văn phòng, Văn phòng Chính phủ đã có nhiều nghiên cứu, tham khảo ý kiến của nhiều đồng chí cách mạng lão thành ở Trung ương, nhiều nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngày thành lập - ngày truyền thống Văn phòng. Báo cáo khoa học ngày 04/5/2001 của Văn phòng Chính phủ đã tập hợp nhiều chứng cứ lịch sử có căn cứ khoa học để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định về Ngày truyền thống Văn phòng Chính phủ.

Bước đầu, Văn phòng Chính phủ xác định và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định ngày truyền thống Văn phòng Chính phủ là ngày 28/8/1945. Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng Chính phủ ngày nay đã gắn liền với việc thành lập Nhà nước, Chính phủ Việt Nam qua các thời kỳ.(Đọc tiếp....)


Xem thêm:

- Quy chế làm việc của UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng UBND tỉnh An Giang

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND tỉnh

- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh An Giang

- Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang

- Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV

- Danh sách đại biểu HĐND Tỉnh An Giang Khoá X, Nhiệm kỳ 2021-2026