Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
TỈNH AN GIANG
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

An Giang: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024

16/07/2024 |

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Trong 6 tháng đầu năm 2024, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh và sự hỗ trợ tích cực từ các Sở, ban ngành tỉnh, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực, cùng với đó, tỉnh tăng cường tuyên truyền về thực hiện xây dựng nông thôn mới theo hướng “Toàn diện, nâng cao và bền vững”, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

(Ảnh – Cổng TTĐT tỉnh An Giang)

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (thành phố Châu Đốc, thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn); 76/110 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 69,09; 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 44,74%; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 14 ấp tại các xã biên giới, xã khó khăn đạt chuẩn “Ấp nông thôn mới”.

Về thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới: Có 82/110 xã đạt tiêu chí quy hoạch; 91/110 xã đạt tiêu chí giao thông; 110/110 xã đạt tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 102/110 xã đạt tiêu chí điện; 76/110 xã đạt tiêu chí trường học; 97/110 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; 102/110 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 109/110 xã đạt chuẩn tiêu chí về thông tin và truyền thông; 98/110 xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư; 75/110 xã có thu nhập từ 59 triệu đồng trở lên; 76/110 xã đạt chuẩn tiêu chí nghèo đa chiều; 76/110 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; 105/110 xã đạt tiêu chí giáo dục; 84/110 xã đạt tiêu chí về y tế; 110/110 xã đạt tiêu chí về văn hóa; 76/110 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm; 92/110 xã đạt tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 101/110 xã đạt tiêu chí quốc phòng và an ninh.

Ở bộ tiêu chí huyện nông thôn mới: Huyện Thoại Sơn duy trì, nâng chất đạt 9/9 tiêu chí, 36/36 chỉ tiêu; Huyện Chợ Mới thực hiện đạt 7/9 tiêu chí, 28/36 chỉ tiêu; Huyện Châu Thành đạt 4/9 tiêu chí, 27/36 chỉ tiêu.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới ở An Giang đã có những khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện theo hướng đồng bộ, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, thương mại nông thôn được tập trung đầu tư nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, đồng thời, đang dần bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực hành thị, thu hẹp dần khoảng cách với khu vực đô thị.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật, tỉnh đã đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP được 135 sản phẩm đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên, có 02 sản phẩm 5 sao, 16 sản phẩm 4 sao (3 sản phẩm tiềm năng 5 sao), 117 sản phẩm 3 sao của 96 chủ thể kinh tế (01 THT, 08 HTX, 24 Doanh nghiệp, 63 là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh), trong đó có 108 sản phẩm còn thời hạn chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên: gồm có 02 sản phẩm 5 sao, 10 sản phẩm 4 sao (3 sản phẩm tiềm năng 5 sao), 96 sản phẩm 3 sao của 80 chủ thể kinh tế (04 HTX, 01 THT, 21 Doanh nghiệp, 54 là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh).

Tỉnh còn tập trung triển khai thực hiện mô hình thí điểm “Phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng tại 03 xã Cù Lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” tại các xã Bình Phước Xuân, Tấn Mỹ và Mỹ Hiệp thuộc huyện Chợ Mới.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn, xây dựng kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển mô hình và sản phẩm du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Trong 06 tháng đầu năm tỉnh đã tổ chức triển khai 65 mô hình sản xuất phục vụ xây dựng nông thôn mới (10 mô hình cấp tỉnh và 55 mô hình cấp huyện) như ứng dụng các khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp góp phần giảm sử dụng phân bón, giảm công lao động, hạn chế tối thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải nhà kính, gắn liên kết tiêu thụ góp phần năng tăng suất, tăng chất lượng sản phẩm, năng cao thu nhập và tạo việc làm ổn định cho người dân nông thôn; Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng hoa phục vụ du lịch tại tỉnh An Giang” và 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở nhằm hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ góp phần nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. 

Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh. Trong đó, mô hình xã nông thôn mới thông minh Thoại Giang là một trong chín mô hình được lựa chọn thí điểm trên toàn quốc. Tỉnh đã giao Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND phê duyệt Mô hình và tổ chức triển khai trong năm 2024.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế đó là nguồn lực triển khai Chương trình còn hạn chế OCOP, chưa có những chính sách riêng và cụ thể để thực hiện chương trình OCOP; Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn xã hội hoá; Tiến độ thực hiện giải ngân thanh quyết toán các nguồn vốn được phân bổ còn rất chậm; Các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn chưa phát triển; Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp còn hạn chế, một số Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả chưa cao...

Trong 6 tháng cuối năm, tỉnh đã có những định hướng cũng như đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, thay đổi tư duy cho cán bộ và người dân về thực hiện xây dựng NTM gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; Chú trọng công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạnh thực hiện các mô hình cảnh quan không gian sáng xanh sạch đẹp, mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường. 

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ co, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến.

Triển khai hiệu quả 11 nội dung của Chương trình; 06 chương trình chuyên đề trọng tâm, nhất là các mô hình chỉ đạo điểm của trung ương; Các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực thực hiện chương trình.

Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa các Sở, ngành tỉnh và các địa phương trong công tác tham mưu triển khai thực hiện Chương trình 

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội các cấp trong công tác giám sát, phản biện xã hội, lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả thực hiện Chương trình. 

Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình./.

HY
Nguồn: Báo cáo số 246/BC-SNNPTNT ngày 04/7/2024


Các tin cùng chủ đề


Các tin khác

89e656eb-0f2b-48b3-bfb5-b557d01d058e

An Giang: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024

/wps/wcm/connect/594564cd-95cb-43ff-9f22-946f8a5c1b14/image008.jpg?MOD=AJPERES&CACHEID=ROOTWORKSPACE-594564cd-95cb-43ff-9f22-946f8a5c1b14-p2VMh9P