Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
TỈNH AN GIANG
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

An Giang: Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

22/09/2022 |

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Trần Anh Thư vừa ký ban hành Quyết định số 2338/QĐ-UBND, ngày 21/9/2022 về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đến năm 2030 nhằm nâng cao nhận thức xã hội về tài sản trí tuệ, vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, viện, trường, tổ chức và cá nhân về tài sản trí tuệ.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, đó là tuyên truyền, tập huấn về phát triển tài sản trí tuệ cho trên 2.000 lượt đại biểu là đại diện sở, ban, ngành, đoàn thể, các hội, viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Đáp ứng 85% yêu cầu về tư vấn, hướng dẫn ít nhất 250 lượt tổ chức, cá nhân lập hồ sơ xác lập bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ ít nhất 250 đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó: 215 nhãn hiệu cá thể, 05 nhãn hiệu tập thể, 05 nhãn hiệu chứng nhận/chỉ dẫn địa lý, 10 kiểu dáng công nghiệp, 10 sáng chế/giải pháp hữu ích, 05 giống cây trồng mới đăng ký bảo hộ trong nước và đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cho nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới.

95% trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học, viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Tối thiểu 30% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù và sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.

Đến năm 2030, sẽ tổ chức tuyên truyền, tập huấn về phát triển tài sản trí tuệ cho trên 3.000 lượt đại biểu là đại diện sở, ban, ngành, đoàn thể, các hội, viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Đáp ứng 90% yêu cầu về tư vấn, hướng dẫn ít nhất 250 lượt tổ chức, cá nhân lập hồ sơ xác lập bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ ít nhất 300 đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó: 255 nhãn hiệu cá thể, 05 nhãn hiệu tập thể, 05 nhãn hiệu chứng nhận/chỉ dẫn địa lý, 15 kiểu dáng công nghiệp, 10 sáng chế/giải pháp hữu ích, 10 giống cây trồng mới đăng ký bảo hộ trong nước và đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cho nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới.

Số lượng đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tăng trung bình 5%/năm, nhãn hiệu tăng trung bình 10%/năm. Số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 5%/năm. Tối thiểu 40% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.

Đáp ứng 100% các sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh đã được cấp văn bằng/giấy chứng nhận bảo hộ, sản phẩm OCOP có nhu cầu đều được hỗ trợ để quảng bá xúc tiến thương mại tại các kỳ hội chợ trong nước.

Hỗ trợ khai thác, áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu. Củng cố và phát huy giá trị các nhãn hiệu đặc sản đã được xây dựng ở các giai đoạn trước chưa được đưa vào khai thác sử dụng và phát triển.

Đến năm 2030, có trên 50% sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý theo Chương trình phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2026 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 25/3/2021.

Chương trình áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh An Giang. Ưu tiên doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã. Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh có địa chỉ hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản trí tuệ hoặc được Nhà nước ủy quyền quản lý tài sản trí tuệ. Hỗ trợ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gồm: nhãn hiệu cá thể, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới về chi phí nộp đơn đăng ký, phát triển tài sản trí tuệ; nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP của tỉnh…/.

Nguồn: Quyết định số 2338/QĐ-UBND, ngày 21/9/2022

Ngọc Dựng


Các tin cùng chủ đề


Các tin khác

43d72a31-b812-462a-9d41-3da16a3c399c

An Giang: Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

nopic.jpg