Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
TỈNH AN GIANG
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc thương phẩm tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP”

29/12/2021 |

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Ngày 23/12/2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc thương phẩm tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP”.

Theo đó, mục tiêu của đề tài là xây dựng các mô hình ương, nuôi cá lóc đạt tiêu chuẩn VietGAP. Cụ thể, đối với người sản xuất giống và nuôi cá lóc thương phẩm tăng thêm 20% thu nhập so với hiện trạng (trên cơ sở lấy kết quả điều tra hiện trạng về ương, nuôi cá lóc để xác định mức thu nhập tăng).  Xây dựng, cải tiến quy trình chế biến 03 sản phẩm từ cá lóc được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và các giải pháp bảo quản sản phẩm. 

Cụ thể: Khô cá lóc fillet (mặt hàng cải tiến từ khô cá lóc nguyên con). Yêu cầu phải đạt: Sản phẩm không bị khô cứng và sậm màu khi còn trong hạn sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ phòng như sản phẩm có trên thị trường hiện nay; cải tiến khâu bao bì đóng gói phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm; Sản phẩm cá lóc sấy tẩm gia vị ăn liền (mặt hàng mới). Yêu cầu phải đạt: Được thị trường chấp nhận, chất lượng tương đương nhưng giá thành thấp hơn các sản phẩm của nước ngoài 15 - 20%. Được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm; Chà bông cá lóc (hoàn thiện quy trình từ quy trình truyền thống). Yêu cầu phải đạt: Hương vị đặc trưng của sản phẩm không bị biến mùi trong thời gian bảo quản; cải tiến khâu bao bì đóng gói phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.  

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá lóc và sản phẩm chế biến từ cá lóc nhằm gắn kết các tác nhân trong chuỗi để ổn định sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ.   

Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm khô chế biến từ cá lóc nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chí chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển mô hình và gắn kết chuỗi sản xuất.

Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển mô hình sản xuất và chuỗi giá trị cá lóc tỉnh An Giang. 

Responsive image

Sản phẩm đề tài

Sau hơn 03 năm thực hiện, đề tài đạt được một số kết quả nổi bật: Xây dựng được 04 quy trình: (1) Quy trình ương nuôi cá lóc giống đạt tiêu chuẩn GlobalGAP; (2) Quy trình nuôi cá lóc thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP; (3) Quy trình chế biến cá lóc sấy tẩm gia vị ăn liền; (4) Quy trình chế biến khô cá lóc fillet.

Thành lập Tổ Hội Nghề nghiệp Mỹ Quý sản xuất cá lóc giống theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Chứng nhận 71.000 m2 diện sản xuất cá lóc giống tại xã Mỹ Phú; Thành lập Tổ hội Nghề nghiệp nuôi cá lóc thương phẩm Mỹ Khánh và Khánh Hoà nuôi cá lóc theo tiêu chuẩn VietGAP theo mô hình nuôi ao với tổng diện tích mặt nước 103.700 m2. Hoàn thiện quy trình chế biến chà bông cá lóc. Hỗ trợ đào tạo cho tỉnh An Giang 04 sinh viên Đại học.

Sau khi nghe chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu và xem xét hồ sơ đề nghị đánh giá kết quả đề tài giữa kỳ, các thành viên Hội đồng đánh giá cao và bỏ phiếu đánh giá kết quả thống nhất nghiệm thu kết quả xếp loại Khá. Chủ nhiệm đề tài cần chỉnh sửa báo cáo theo góp ý của các thành viên Hội đồng và gửi về Sở Khoa học và Công nghệ trong thời gian 30 ngày để thực hiện các thủ tục tiếp theo.

Kết quả đề tài sau khi nghiệm thu sẽ chuyển giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Công Thương; UBND TP. Long Xuyên, UBND huyện Châu Phú, UBND huyện Thoại Sơn; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư; Chi cục Thủy sản; Trung tâm Công nghệ sinh học; Cơ sở khô cá lóc Kim Huê và các tổ chức, cá nhân khác nếu có yêu cầu theo quy định hiện hành./.

Tiếp Thu


Các tin khác

ad4bf137-8101-40ac-b1c2-4dc2ace7c86c

Tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc thương phẩm tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP”

2021/12/29/detacaloc.jpg