Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
TỈNH AN GIANG
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

An Giang phấn đấu có ít nhất 40 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trong năm 2023

06/03/2023 |

(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 88 sản phẩm đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên, trong đó: 02 sản phẩm đạt 5 sao - cấp Quốc gia, 16 sản phẩm đạt 4 sao, 70 sản phẩm đạt 3 sao.

Hiên đã có 59 Chủ thể sản xuất kinh doanh có Sản phẩm OCOP, trong đó: 06 Hợp tác xã (chiếm 10,16%), 20 Doanh nghiệp (chiếm 33,89%) và 33 Cơ sở sản xuất kinh doanh (chiếm 55,93%).

Về cơ cấu nhóm, ngành sản phẩm: có 63 sản phẩm thuộc nhóm Thực phẩm (chiếm 71,59%), 21 sản phẩm thuộc nhóm Đồ uống (chiếm 23,86%) và 04 sản phẩm thuộc nhóm Thủ công mỹ nghệ - trang trí (chiếm 4,54%). Sản phẩm đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu, giá trị trên thị trường và được người tiêu dùng quan tâm, lựa chọn.

Các sản phẩm đạt chứng nhận các sao có bước tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác truy xuất nguồn gốc sản phẩm…và hầu hết đã có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các thị trường trong và ngoài tỉnh, hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại, kết nối giao thương đối với các sản phẩm OCOP được chú trọng và được triển khai thường xuyên.

Theo đó năm 2023, An Giang phát triển sản phẩm OCOP nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình OCOP góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và du lịch nông thôn nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân; bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn góp phần hoàn thiện một số chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới một cách bền vững tại địa phương. 

Phấn đấu trong năm 2023 các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục hỗ trợ duy trì nâng cao các sản phẩm OCOP của địa phương và đều có sản phẩm mới, sản phẩm tiềm năng tham gia, đánh giá phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP cấp huyện đạt chứng nhận 3 sao, đề xuất đánh giá phân hạng cấp tỉnh đạt chứng nhận 4 sao. Hỗ trợ các Chủ thể kinh tế có các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP phát triển các tiêu chí theo quy định để đánh giá và nâng hạng sao OCOP.

Phấn đấu có ít nhất 40 sản phẩm được đánh giá, phân hạng “Sản phẩm OCOP” hạng 3 sao; có ít nhất 10 sản phẩm được đánh giá, phân hạng “Sản phẩm OCOP” hạng 4 sao. Đồng thời, thực hiện rà soát các sản phẩm OCOP tham gia đánh giá, phân hạng lại sau khi hết hạn 36 tháng (trong năm 2023) và có ít nhất 05 sản phẩm đề xuất đánh giá và nâng hạng “Sản phẩm OCOP”.

Phấn đấu 100% cán bộ quản lý Chương trình các cấp được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp Chương trình OCOP và các tổ chức, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất được tiếp cận với các thông tin, chính sách và những hỗ trợ liên quan đến Chương trình OCOP, được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn về quản lý sản xuất và kinh doanh.

Duy trì chu trình OCOP và các hoạt động liên quan một cách thường niên, củng cố đối với các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và phát triển mới các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

Để đạt nục tiêu, An Giang hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các Chủ thể kinh tế; hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đặc biệt là quy trình đánh giá, hồ sơ sản phẩm, tiêu chí chấm điểm và hoàn thiện tài liệu tuyên truyền, vận động và đào tạo tập huấn để triển khai hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và công tác truyền thông cho Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin, các cơ quan thông tấn báo chí; lòng ghép chặt chẽ Chương trình OCOP với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh để hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩ, mục đích, tầm quan trọng của Chương trình OCOP, từ đó khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo của người dân và các tổ chức kinh tế, trong đó phát huy vai trò nòng cốt của các hội, đoàn thể để tuyên truyền thường xuyên đến các đối tượng sản xuất các sản phẩm OCOP tiềm năng.

Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho thành viên Hội động và Tổ Giúp việc OCOP các cấp, cán bộ quản lý, tư vấn Chương trình OCOP và các Chủ thể kinh tế về Chu trình OCOP về công tác xác định sản phẩm tham gia Chương trình. 

Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm có tiềm năng, sản phẩm mới, sản phẩm ngành nghề truyền thống gắn bảo tồn văn hóa địa phương, sản phẩm sử dụng phụ phẩm nguyên liệu để gia tăng giá trị; mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng các sản phẩm đã chứng nhận; phát triển sản phẩm gắn với liên kết theo chuỗi giá trị gắn với dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm OCOP; ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ, bán sản phẩm; xây dựng các gói quà phục vụ các dịp lễ tết, quà biếu; kết nối thị trường trong và ngoài nước; phát triển mạng lưới các Trung tâm và điểm bán sản phẩm OCOP tại các địa phương trong và ngoài tỉnh.../.

Nguồn: Báo cáo số 67/BC-VPĐPNTM ngày 03/3/2023

Hải Nhu


Các tin cùng chủ đề


Các tin khác

d59ff942-b9e5-4d51-b00a-a5b54c99585c

An Giang phấn đấu có ít nhất 40 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trong năm 2023

nopic.jpg