![]() |
(Ảnh minh họa – nguồn internet) |
Thông tư được áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu theo Hiệp định.
Thông tư cũng giải thích một số từ ngữ chuyên môn như: (1) Nuôi trồng thủy sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác hoặc thực vật thủy sinh từ các loại con giống như trứng, cá giống, cá con hoặc ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt; (2) Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là hàng hóa hoặc nguyên liệu có thể dùng thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại và có đặc tính cơ bản giống nhau; (3) Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào;...
Theo Thông tư, thương nhân được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong 02 trường hợp sau: Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không quá 1.000 USD hoặc tương đương với đồng tiền của Nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu nếu quy định về trị giá miễn chứng từ cao hơn; Hàng hóa được Nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình C/O; C/O do cơ quan có thẩm quyền cấp và có hiệu lực trong vòng 01 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.
Cũng theo Thông tư 03/2019, cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày 08/3/2019 để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu./.
Tấn Mẫm